Nhược điểm Tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn

Động cơ đẩy nhiên liệu rắn không thể kiểm soát và điều khiển, chúng sẽ đốt cháy đến hết lượng nhiên liệu sau khi động cơ được kích hoạt, không như động cơ sử dụng nhiệu lỏng và hệ thống đẩy khí lạnh (cold-gas propulsion system). Tuy nhiên, việc ngắt hoạt động của động cơ và kích hoạt tự hủy tên lửa có thể được thực hiện bằng việc ngưng dòng cấp nhiên liệu cho động cơ bằng lượng nổ lõm.[8] Tính đến năm 1986[cập nhật], tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn SRB có tỉ lệ gặp lỗi là từ 1 trên 1.000 đến 100.000 lần phóng tên lửa.[9] Việc SRB gặp sự cố thường dẫn đến những thảm họa thảm khốc. Gioăng cao su bị hỏng ở tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn bên phải của tàu con thoi Challenger đã dẫn đến thảm họa tàu con thoi Challenger ngay sau khi nó cất cánh.

Động cơ nhiên liệu rắn có thể gây ra những tai nạn khi được xử lý trên mặt đất, khi tầng đẩy tăng cường chứa đầy nhiên liệu có khả năng bị kích hoạt do tai nạn. Đây chính là nguyên nhân gây ra vụ nổ tên lửa của Brazil diễn ra vào tháng 8 năm 2003, giết chết 21 kỹ thuật viên.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn http://www.astronautix.com/lvs/ariane4.htm http://www.astronautix.com/lvs/arine44p.htm http://www.astronautix.com/lvs/vls.htm http://science.howstuffworks.com/rocket3.htm http://articles.latimes.com/1986-03-05/news/mn-154... http://www.lockheedmartin.com/data/assets/13434.pd... http://www.qrg.northwestern.edu/projects/vss/docs/... http://www.tsgc.utexas.edu/archive/general/ethics/... http://science.ksc.nasa.gov/shuttle/technology/sts... http://spaceflight.nasa.gov/shuttle/reference/shut...